Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND xã đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2015, đồng thời chủ trì phối hợp với Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tận người dân và đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của các cấp về xây dựng nông thôn mới, tổ chức họp dân đến từng thôn, xóm để tuyên truyền vận động và phát động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” của địa phương. Thông qua kế hoạch và công tác tuyên truyền được nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, từng bước đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhất là công tác vận động nhân dân hiến đất để mở rộng hệ thống giao thông, từ năm 2011 đến 2015 đã vận động nhân dân hiến hơn 30.000m2 đất, 15 công trình tường rào, cổng chào các loại và hàng ngàn ngày công lao động để mở rộng mặt bằng đường giao thông, ước tổng giá trị tài sản trên đất hơn 3,5 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật như nhân dân thôn Hiền Lương hiến hơn 11.000m2 để mở rộng cơ bản toàn tuyến giao thông trong thôn và sân trường Tiểu học Đông Hiền (6 km đường kiệt và hơn 2 km đường liên thôn) đồng thời vận động con em trong và ngoài địa phương xây dựng “Cầu ngói Hiền Lương” với tổng giá trị 930 triệu đồng (Trong đó nhà nước hỗ trợ 330 triệu còn lại 600 triệu nhân dân tự đóng góp); thôn Truông Cầu nhân dân hiến hơn 500m2 đất, 300m tường rào và 3 cổng tam quan ước giá trị hơn 550 triệu đồng; nhân dân thôn Sơn Tùng hiến hơn 13.000m2 đất và đóng góp 130 triệu đồng để mua sỏi bù lề toàn bộ tuyến giao thông trong thôn hơn 6,5 km; nhân dân thôn Cao Xá hiến hơn 1200m2 đất và đóng góp 20 triệu để mua sỏi bù lề toàn bộ tuyến đường kiệt trong thôn (2,2 km); thôn Gia Viên hiến hơn 5000 m2 để mở rộng tuyến từ UBND xã – Gia Viên – Sơn Tùng. Hệ thống điện được đầu tư cải tạo, nâng cấp và bàn giao cho ngành điện quản lý, đến nay có 100% số hộ sử dụng điện; 100% người dân sử dụng nước máy sinh hoạt; 8/8 thôn được thu gom rác thải theo quy định. Chương trình “Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn” được phát huy mạnh mẽ, song song với sự quan tâm đầu tư của cấp trên cùng với nguồn lực sở tại đã huy động được các con em địa phương đi làm ăn trên mọi miền đất nước cùng chung tay xây dựng, điển hình như Hoàng Gia Tuấn người con ở thôn Cao Xá hiện sinh sống tại Hà Nội ủng hộ gần 2 tỷ đồng để xây dựng Cầu, đường, nhà văn hóa, đền Liệt sĩ xã. Ông Trương Văn Minh người Hiền Lương hiện sinh sống tại Huế ủng hộ hơn 250 triệu đồng để xây dựng trường Mầm non. Ông Hoàng Như Mai Sơn người Hiền Lương hiện sinh sống tại Đà Nẵng ủng hộ 335 triệu đồng để xây dựng cầu Ngói và hệ thống điện chiếu sáng trong thôn. Ông Hoàng Ngọc Sơn người Hiền Lương hiện sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 250 triệu đồng để xây dựng nhà tình thương. Ông Hoàng Hùng người Sơn Tùng sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ hơn 170 triệu đồng để xây dựng cổng làng và đường giao thông trong thôn...
Qua hơn 04 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến cuối năm 2015, xã Phong Hiền đã được UBND tỉnh công nhận“ Xã đạt chuẩn nông thôn mới”.
Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến tháng 7 năm 2019 là: 198,62 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách tỉnh: 58,3 tỷ đồng, chiếm 29%; ngân sách huyện: 16,82 tỷ đồng, chiếm 8%; ngân sách xã: 41,9 tỷ đồng, chiếm 21% (trích từ nguồn bán rừng và đấu giá quyền sử dụng đất); nhân dân đóng góp: 3,7 tỷ đồng, chiếm 2%; vốn doanh nghiệp 68,9 tỷ đồng, chiếm 35% (xây dựng trường Mầm non Scavi, chợ Minh Tâm, hạ tầng khu công nghiệp Vipracera, bể bơi và sân cỏ nhân tạo ở khu vực trung tâm xã và nâng cấp các tuyến đường dây hạ thế của điện lực); nguồn huy động các tổ chức và cá nhân khác là 8,9 tỷ đồng, chiếm 4%. Trong đó:
- Giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 7 năm 2015 là: 101,5 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách tỉnh: 53 tỷ đồng, chiếm 52%; ngân sách huyện: 10,92 tỷ đồng, chiếm 11%; ngân sách xã: 22,52 tỷ đồng, chiếm 22% (trích từ nguồn bán rừng và đấu giá quyền sử dụng đất); nhân dân đóng góp: 2,4 tỷ đồng, chiếm 2%; vốn doanh nghiệp 4,36 tỷ đồng, chiếm 4%; nguồn huy động các tổ chức và cá nhân khác là 8,3 tỷ đồng, chiếm 8%
- Giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 7 năm 2019 là: 97 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách tỉnh: 5,3 tỷ đồng, chiếm 5%; ngân sách huyện: 5,9 tỷ đồng, chiếm 6%; ngân sách xã: 19,38 tỷ đồng, chiếm 20% (trích từ nguồn bán rừng và đấu giá quyền sử dụng đất); nhân dân đóng góp: 1,28 tỷ đồng, chiếm 1%; vốn doanh nghiệp 64,57 tỷ đồng, chiếm 67%; nguồn huy động các tổ chức và cá nhân khác là 600 triệu đồng, chiếm 1%.
Cơ cấu đầu tư cho các tiêu chí về hạ tầng cụ thể: Về Quy hoạch: 3,52 tỷ đồng, chiếm 1,77%; Giao thông: 92,84 tỷ đồng, chiếm 46,75%; Thủy lợi: 21 tỷ đồng, chiếm 10,6%; Điện: 5,99 tỷ đồng, chiếm 3%; Trường học 36,55 tỷ đồng, chiếm 18,41%; Cơ sở vật chất văn hóa 8,48 tỷ đồng, chiếm 4,27%, Chợ 20,97 tỷ đồng, chiếm 10,6%, xây dưng nhà ở cho các hộ gia đình chính sách và hộ nghèo 2,88 tỷ đồng, chiếm 1,45%; cơ sở hành chính và các công trình phúc lợi xã hội khác 6,3 tỷ đồng, chiếm 3,2%.
Từ một xã chỉ đạt 12 tiêu chí vào năm 2011, qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Được sự quan tâm hỗ trợ nguồn lực của Trung ương, của tỉnh, của huyện cùng với nguồn ngân sách xã, sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của người dân, đã triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với tổng kinh phí hơn 196,88 tỷ đồng; trong đó đầu tư cho chương trình nâng cấp sỏi hóa và bê tông hóa giao thông nông thôn 54 km, kiên cố hóa kênh mương thêm 8,9 km và các công trình hồ đập chứa nước... Các Thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng, (13/13 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng, nay sáp nhập còn lại 8 thôn), tạo điều kiện cho nhân dân có nơi sinh hoạt thuận lợi. Với chủ trương xã hội hóa kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng 01 sân bóng. Bằng cỏ nhân tạo và bể bơi tại trung tâm xã, tạo diện mạo mới trong nông thôn; Cơ sở vật chất cho các trường học tiếp tục được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hóa; đã đầu tư xây dựng các công trình như: Xây dựng mới 08 phòng học trường Tiểu học Bắc Hiền, 04 phòng học trường Tiểu học Đông Hiền, Trường Mầm non cơ sở ở khu vực Bắc Hiền và Đông Hiền, cải tạo nâng cấp Sân chơi bãi tập, cổng, tường rào, nhà xe cho các trường học… Đến nay có 4/5 trường có cơ sơ vật vất đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%, có 6/8 thôn bắt điện chiếu sáng trên các tuyến giao thông nông thôn. 100% hộ được sử dụng nước máy. Công tác thu gom, phân loại xử lý rác thải được triển khai khá tốt. Thu nhập bình quân đầu người được tăng dần qua hàng năm, đến cuối năm 2018 đạt 39 triệu đồng; an sinh xã hội được chăm lo, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh cơ bản theo hướng bền vững, đến nay còn 94 hộ, chiếm tỷ lệ 4,61%, (Hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội: 87 hộ, còn lại là đối tượng xã hội 7 hộ, chiếm tỷ lệ 0,34%); hộ cận nghèo còn 48 hộ, chiếm tỷ lệ 2,35%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề hàng năm đạt trên 52%; toàn xã có 8/8 thôn, 7/7 cơ quan, trường học và 94% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa; Hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Đến cuối năm 2015 xã đã đạt 19/19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nhằm duy trì và nâng cao các tiêu chí, Ủy ban nhân dân xã đã xây dựng Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện như điều chỉnh lại quy hoạch nông thôn mới, thực hiện quy hoạch khu dân cư dịch vụ ở Thượng Hòa đồng thời đầu tư hạ tầng như Giao thông, điện nước và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất, nhằm di dân để phát triển thương mại - dịch vụ gần khu công nghiệp của huyện, nâng cấp các tuyến đường giao thông đã làm từ trước nay đã xuống cấp và đầu tư mở mới hai tuyến đường vào khu vực quy hoạch trang trại vùng cát để nhân dân thuận tiện trong việc sản xuất, tiếp tục nâng cấp và xây dựng 5 nhà văn hóa thôn bảo đảm cho việc sinh hoạt và hội họp của nhân dân; UBND xã tiếp tục hỗ trợ cho đơn vị An Lỗ về mô hình sản xuất lúa hữu cơ và đơn vị Hiền Lương sản xuất giống lúa xác nhận đến nay các đơn vị đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Trong dịp này, UBND xã Phong Hiền tặng giấy khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020