Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
PHONG HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ngày cập nhật 26/05/2015

Phong Hiền là một xã vùng đồng bằng của huyện Phong Điền, với địa hình bằng phẳng, cách trung tâm huyện Phong Điền khoảng 12 km,… Vùng đất nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của dân tộc và địa phương như nghề rèn Hiền Lương, Lễ hội đu tiên thôn Gia Viên, di tích lịch sử cấp Quốc gia chùa Giác Lương.

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, đặc biệt là Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện; Đảng ủy, UBND xã  và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phong Hiền đã xác định được tầm quan trọng của công tác chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Nội dung, kế hoạch của phong trào “TDĐKXDĐSVH” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở các thôn được cụ thể hóa và từng bước đi vào thực tiễn đời sống của nhân dân. Chính quyền xã đã xác định xây dựng đời sống văn hóa là nền tảng cho việc thực hiện thành công chương trình nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, trong đó việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; gần đây là Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” gắn với việc triển khai phong trào “TDĐKXDĐSVH”  trên địa bàn xã đã được chú trọng và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân.

Kết quả, đến nay toàn xã có: 13/13 thôn đạt chuẩn văn hóa; có 8/8 cơ quan đạt chuẩn văn hóa; tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 92%, tăng 7% so với năm 2010. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hoá được quan tâm đầu tư xây dựng. Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá đạt 100%. Hệ thống đài truyền thanh được đầu tư nâng cấp.

          Các hoạt động thể dục, thể thao phát triển khá đa dạng. Ý thức rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe trong nhân dân ngày càng cao. Đã tổ chức tốt các giải thi đấu nhân dịp các ngày lễ lớn như: cầu lông,  bóng đá, việt dã… Hệ thống cơ sở hạ tầng thể dục, thể thao được quan tâm đầu tư, nâng cấp sân vận động  bằng cỏ nhân tạo và trung tâm thể thao của xã đã thành lập và đi vào hoạt động.

Công tác giáo dục - đào tạo đã chuyển biến tiến bộ, toàn diện, xã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở - xoá mù chữ. Tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 30,5%, vượt 0,5%; mẫu giáo đạt 95,8%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; huy động học sinh tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt 98%, đạt chỉ tiêu đề ra. Có 2/6 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 33,3%. Cơ sở vật chất được tăng cường đảm bảo cho công tác dạy và học; 100% giáo viên đạt chuẩn quy định. Nhiều giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, quốc gia ( 01 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia, 12 cấp tỉnh, 50 cấp huyện). Học sinh thi đỗ vào đại học 99 em, cao đẳng 72 em (giai đoạn 2011-2014)

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tăng cường, chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân, thường xuyên làm tốt vệ sinh phòng bệnh nên đả khống chế không cho dịch bệnh xảy ra. Thường xuyên làm tốt vệ sinh phòng bệnh nên đã khống chế, không để dịch bệnh xảy ra. Đến nay 13/13 thôn được thu gom và vận chuyển rác thải đến nơi quy định;. 13/13 thôn có đường ống nước sạch, 95% hộ sử dụng nước máy.

  Chương trình Xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực và đồng bộ, tạo sự chuyển biến mới trong sản xuất và đời sống ở nông thôn. Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai tích cực đã tạo được sự đồng thuận trong xã hội, qua đó huy động được nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Đến nay đã đạt 16/19 tiêu chí.

Đã triển khai tốt chiến dịch truyền thông dân số, đến nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống dưới 1%; hạ thấp tỷ lệ sinh con thứ 3 xuống còn 16,6%, giảm 9,4% so với năm 2010, có 05 thôn 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 và được UBND tỉnh khen thưởng. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 10%, giảm 5,7% so với năm 2010.

          Đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành. Trong trồng trọt và chăn nuôi đã sản xuất lúa giống, sử dụng các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao; đàn bò lai sind, lợn lai F1, lợn ¾ máu ngoại, đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất; xử lý rác thải. Nhìn chung, khoa học công nghệ đã thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường, tăng thu nhập, giảm nghèo trên địa bàn.

Nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo có hiệu quả. Hàng năm, giải quyết việc làm cho 100 lao động; số lao động đi làm ăn xa ở các tỉnh và nước ngoài là 2075 người( chiếm khoảng 50% tổng lao động toàn xã) đả mang lại khoản thu nhập khá cao cho đời sống của nhân dân địa phương. Trong 5 năm qua đã mở được 11 lớp với số lượng học viên tham gia 605 người. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 98,9%.

Chương trình giảm nghèo và chống tái nghèo triển khai tích cực có hiệu quả, đến nay còn 95 hộ nghèo/199 khẩu, chiếm 5,35%; số hộ cận nghèo 49 hộ/157 khẩu, chiếm 2,76%. Công tác xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa cho hộ nghèo và gia đình chính sách gặp khó khăn về nhà ở được quan tâm đúng mức, đã xây dựng được mới 22 nhà và nâng cấp sữa chữa 32 ngôi nhà, đến nay cơ bản đã xóa được nhà tạm trên địa bàn xã.

Có được những thành quả như vậy, là sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị, mặt trận và các đoàn thể trong toàn xã đã phát huy được vai trò và cùng với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo giúp nhau cùng phát triển kinh tế của mỗi người dân địa phương.

Mặc dù triển khai thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của thiên tai, tác động của nền kinh tế thị trường,…song nhờ sự triển khai đồng bộ từ xã đến các thôn, đặc biệt là sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong toàn xã, nên phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã thực sự đi vào chiều sâu tác động đến đời sống xã hội. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tai, tệ nạn xã hội đã từng bước được ngăn chặn; việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện theo nếp sống văn minh; các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy. Tinh thần đoàn kết gắn bó, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt; các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian được sưu tầm và phục dựng, biểu diễn trong các dịp lễ, tết,...

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã ngày càng phát triển bền vững và có tính chiều sâu, đòi hỏi chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp như: nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp. Tiếp tục làm chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể chính trị về vị trí đặc biệt quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong việc tuyên truyền, giáo dục về văn hóa và tổ chức lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa; gắn thực hiện phong trào với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; huy động mọi nguồn lực, xã hội hóa trong việc xây dựng nông thôn mới,…

Nhìn chung, chất lượng của phong trào ngày càng được nâng lên rõ rệt, đã tạo được niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, lành mạnh trong xã hội; nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong thời gian tới.

 

Văn Khánh Trình Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 108.933
Truy cập hiện tại 70