Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ DỊCH CÚM GIA CẦM MÙA HÈ A(H5N1) VÀ A(H7N9)
Ngày cập nhật 09/05/2017

Như chúng ta đã biết, hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đã đề cập nhiều thông tin về các loại dịch cúm gia cầm đặc biệt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên để tìm hiểu rỏ hơn tác hại nguy cơ của các loại dịch cúm này, Chúng ta cần biết kể từ tháng 10/2016 đến nay, thế giới đã ghi nhận 525 ca mắc cúm A(H7N9) trên người. Tại Việt Nam, tuy chưa ghi nhận ca mắc cúm A(H7N9) trên người cũng như trên gia cầm nhưng đã xuất hiện một số ổ dịch cúm A(H5N1) trên đàn gia cầm ở một số địa phương. Ngày 21/2/2017, tỉnh Thái Nguyên ghi nhận 1 ổ dịch cúm A(H5N1) tại xã Bình Long (Võ Nhai), tỉnh Đắk Nông cho biết, có khoảng 4.000 con gia cầm có nguy cơ nhiễm cúm A(H5N1) và đa số đã chết.Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới bệnh này có mức lây nhiễm rất cao từ gia cầm bệnh sang người và tỉ lệ tử vong cũng rất cao nên là loại bệnh cúm rất nguy hiểm.

Như vậy cả 02 loại virút cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) đều có nguồn gốc mầm bệnh từ gia cầm. Hiện nay bệnh cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người, bệnh tiến triển rất nhanh, nguy hiểm khó lường, tỉ lệ tử vong cao. Do đó việc các cá nhân tự thực hiện các biện pháp phòng bệnh vẫn là chủ lực trong giai đoạn hiện nay.

Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng phòng chống bệnh cúmA(H5N1) và cúm A(H7N9), đề nghị mọi người cùng thực hiện các biện pháp sau:

1. Đến ngay các cơ sở y tế để khám khi thấy các triệu chứng:

+ Sốt cao 39 – 40 độ C.

+ Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn và nôn.

+ Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…

+ Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.

+ Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.

+ Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…

+ Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A(H5N1): các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp hai phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X-quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.

2. Vệ sinh môi trường:

- Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để không khí lưu thông dễ dàng.

- Lau sàn nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.

3. Vệ sinh cá nhân:

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm, hạn chế tiếp xúc với gia cầm bệnh và chết.

- Không mua gia cầm sống, thịt, trứng gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng, không giết thịt, ăn thịt gia cầm bệnh, không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa nấu chín kỹ.

- Uống nước đã đun sôi, nước đã tiệt trùng. Thường xuyên súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.

- Không khạc nhổ bừa bãi; khi ho, hắt hơi nên che kín miệng. Người bị cảm cúm nên chủ động đeo khẩu trang khi tiếp xúc.

- Nếu có hiện tượng gia cầm bị bệnh, chết hàng loạt cần khai báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý đúng cách, không để mầm bệnh lây lan ra cộng đồng.

- Người từ khu vực có dịch bệnh cúm A (H7N9) trở về cần phải khai báo với cơ quan y tế địa phương để áp dụng các biện pháp phòng bệnh và được theo dõi tình trạng sức khỏe.

- Khi có các biểu hiện cúm như ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Văn Ngọc Khánh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 108.933
Truy cập hiện tại 181