Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
TUYÊN TRUYỀN LỊCH SỮ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/3 VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Ngày cập nhật 06/03/2018

Cứ đến ngày 8/3 hàng năm, phụ nữ trên toàn thế giới cũng như phụ nữ Việt Nam lại được cả nhân loại tôn vinh. Hãy cùng ôn lại lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 để hiểu thêm về ngày này.

Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ em làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.

Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Cla ra det kin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những người phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.

Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.

Xuân Mậu Tuất năm nay vừa tròn 1978 năm hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị phát động toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên chống giặc ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh to lớn đánh đuổi quân xâm lược, chấm dứt một giai đoạn thống trị của phong kiến nước ngoài. Hai Bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh, lập nên một vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ với nhiều chính sách an dân, miễn thuế khoá…duy trì việc nước yên bình, chính trị ổn định trong gần 3 năm. 

Chúng ta vô cùng tự hào và kính phục vì hiếm có nơi nào trên thế giới mà cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân chống ngoại xâm và cũng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Hình ảnh Hai Bà cưỡi voi phất cờ khởi nghĩa đã đi vào lịch sử như biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của phụ nữ Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm, sự nghiệp và danh tiếng của Hai Bà còn mãi trường tồn cùng đất nước, được các thế hệ phụ nữ Việt Nam không ngừng phát huy, nối tiếp.

Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời nay: Họ vừa là người vợ, người nội trợ, vừa tham gia lao động sản xuất, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của quê hương, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia nữa.

Văn Ngọc Khánh
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 108.933
Truy cập hiện tại 3.388