Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ XỬ LÝ QUẢNG CÁO, RAO VẶT
Ngày cập nhật 16/12/2019

Ngày 01/7/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công văn 4279 /UBND-DL Hướng dẫn thực hiện xử phạt hành chính một số hành vi vi phạm quy định về quảng cáo, rao vặt.

Nhằm chấn chỉnh các hành vi quảng cáo, rao vặt trái với quy định để tiếp tục thực hiện thành công đề án Ngày Chủ nhật xanh, "Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng". UBND xã Phong Hiền tuyên truyền thực hiện xử lý một số hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo, rao vặt cụ thể như sau:

1. Về căn cứ xử lý vi phạm hành chính

- Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

- Luật Quảng cáo ngày 20 tháng 6 năm 2012;

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông;

- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;

- Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;

- Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;

- Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

2. Các hành vi vi phạm cần lưu ý tập trung xử lý:

- Viết, vẽ làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;

- Treo, đặt, dán, viết, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

- Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;

- Quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự giao thông, xã hội và quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông; vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông;

- Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định.

3. Thống nhất một số cách hiểu các từ ngữ và hành vi,

1. Hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn xã hội, ngoài những vấn đề đã được quy định chi tiết trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ còn được hiểu là quảng cáo, rao vặt được treo, đặt, dán, viết, vẽ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lên các công trình nhà ở (bao gồm cả các công trình phụ trợ), tường rào và công trình công cộng, công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị nhưng không được sự đồng ý của người sở hữu, người quản lý công trình hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép quảng cáo.

2. Hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội được hiểu là việc phát, rải tờ rơi quảng cáo tại các điểm công cộng, các trục đường giao thông, chợ, trường học và các địa điểm khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép quảng cáo.

3. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định được hiểu bao gồm cả hành vi quảng cáo “tín dụng đen” (là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt quá mức lãi suất pháp luật quy định, được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật – Theo định nghĩa tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”)

4. Yêu cầu chung trong xử phạt vi phạm hành chính

Việc xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm phải đảm bảo trình tự, thủ tục đã được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Công tác phát hiện và xử lý vi phạm cần triển khai đúng quy định, nhanh và kịp thời. Trong quá trình xem xét để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp cần thiết để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan của quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh bằng văn bản, xem xét ý kiến giải trình theo quy định của pháp luật.

5. Mức xử phạt

5.1. Hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật (bao gồm cả việc dán, treo quảng cáo, rao vặt lên các công trình cổng thành, tường thành di tích) xử phạt theo Khoản 1, Điều 23, Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ (Mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng).

5.2. Hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo, rao vặt các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng xử phạt theo Khoản 42, Điều 2, Nghị định 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ (Mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo).

5.3. Hành vi quảng cáo, rao vặt được treo, đặt, dán, viết, vẽ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lên các công trình nhà ở (bao gồm cả các công trình phụ trợ), tường rào, công trình công cộng, công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị nhưng không được sự đồng ý của người sở hữu, người quản lý công trình hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép quảng cáo xử phạt theo Khoản 42, Điều 2, Nghị định 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ (Mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo).

5.4. Hành vi phát, rải tờ rơi quảng cáo, rao vặt tại các điểm công cộng, các trục đường giao thông, chợ, trường học và các địa điểm khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép quảng cáo xử phạt theo Khoản 49, Điều 2, Nghị định 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ (Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phát, rải tờ rơi quảng cáo; mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hànghóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi).

5.5. Hành vi quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông; quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định xử phạt theo Khoản 2, Điều 61 Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ (Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 triệu đồng).

5.6. Hành vi quảng cáo, rao vặt hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định (bao gồm cả hành vi quảng cáo “tín dụng đen”) xử phạt theo Khoản 49, Điều 2, Nghị định 28/2017/NĐ-CP; Khoản 42, Điều 2, Nghị định 28/2017/NĐ-CP; Khoản 2, Điều 50, Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ (Mức phạt từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phát, rải tờ rơi; từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi).

5.7. Hành vi treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng xử phạt theo Điểm b, Khoản 3, Điều 66, Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ (Mức phạt từ từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng).

6. Xử lý tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông và khôi phục hoạt động của số điện thoại ghi trên quảng cáo, rao vặt

Cơ quan xác minh, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo theo hướng dẫn này, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông từ chối cung cấp dịch vụ hoặc khôi phục dịch vụ viễn thông đối với số điện thoại đăng trên quảng cáo, rao vặt sai quy định (theo quy định tại Khoản 4, Điều 26, Luật Viễn thông).

7. Quy trình xác minh, xử phạt

7.1. Đối với hành vi vi phạm trực tiếp phát hiện

Các lực lượng được giao thực hiện nhiệm vụ xử lý các hành vi quảng cáo, rao vặt sai quy định tại các địa phương, các lực lượng chức năng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm. Trong trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm, các lực lượng chức năng nhanh chóng làm việc với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm, tiến hành lập ngay biên bản vi phạm hành chính và xử phạt. Thời gian từ lúc trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm đến lúc ra quyết định xử lý vi phạm hành chính không được quá thời hạn 07 ngày.

 Quy trình lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

7.2. Đối với hành vi vi phạm xác định thông qua các thiết bị ghi nhận hình ảnh và thông tin phản ánh

Hình ảnh phản ánh vi phạm bao gồm:

- Hình ảnh ghi nhận trực tiếp từ hệ thống ghi nhận hình ảnh do Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh quản lý (bao gồm cả các thiết bị ghi nhận hình ảnh của các tổ chức, cá nhân, đơn vị khác đầu tư nhưng đã được phép đấu nối vào hệ thống giám sát điều hành đô thị thông minh);

- Hình ảnh được các cá nhân, tổ chức phản ánh qua kênh tiếp nhận của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh đã được Trung tâm xác minh thông tin theo quy định.

Khi ghi nhận có hình ảnh vi phạm, trong thời gian không quá một giờ, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh gửi thông tin đến UBND và Công an thành phố, thị xã, huyện nơi xảy ra hành vi vi phạm để tiếp nhận, xác minh, xử lý.

7.2.1. Các bước xử lý vi phạm hành chính

UBND thành phố, thị xã, huyện giao cơ quan Công an cùng cấp phối hợp với UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi vi phạm tổ chức xác minh thông tin phản ánh để xử lý như sau:

Bước 1. Tiến hành xác minh thông tin về hành vi vi phạm được phản ánh. Thời gian thực hiện nội dung này không quá 10 ngày làm việc.

Công an thành phố, thị xã, huyện chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng liên quan và UBND cấp xã nơi xảy ra vi phạm xác minh thông tin của người có hành vi quảng cáo, rao vặt sai quy định và người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo, rao vặt sai quy định. Mời cá nhân, tổ chức có liên quan làm việc, lập biên bản xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính. Trường hợp tổ chức, cá nhân không thừa nhận đã có hành vi vi phạm thì thực hiện xác minh hành vi vi phạm thông qua các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hoặc người làm chứng (nếu có) để lập biên bản vi phạm hành chính.

Công an, các phòng ban chức năng của thành phố, thị xã, huyện và UBND cấp xã nơi tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm thường trú, tạm trú hoặc đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin và hỗ trợ xác minh hành vi vi phạm trong thời gian không quá 02 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.

Bước 2. Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian không quá 01 ngày kể từ khi Biên bản xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính được lập và xác định đúng đối tượng, hành vi vi phạm.

Bước 3. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp không thuộc thẩm quyền, tiến hành chuyển hồ sơ vụ việc và Biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền để đề nghị ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Thời gian từ lúc lập biên bản vi phạm hành chính đến ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không quá 07 ngày.

Bước 4: Công khai các hình ảnh về hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức (kể cả đã xử lý hành chính cũng như chưa đủ căn cứ xử lý hành chính) lên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông, mạng xã hội, nơi xảy ra vi phạm, mục hình ảnh vi phạm của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh… để tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng.

Ngọc Khánh
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 108.933
Truy cập hiện tại 59